I. Marketing 4.0 là gì?
Marketing 4.0 là hình thức tiếp thị có sự tương tác giữa online và offline giữa doanh nghiệp và khách hàng. Trong thời đại kỹ thuật số, đoanh nghiệp phải thay đổi hoàn toàn cách thức tiếp cận với khách hàng, phân tích nhu cầu, tiếp thị, bán hàng, đến chăm sóc khách hàng,…cho phù hợp với thời đại.
Marketing 4.0 sẽ gắn liền với Internet, từ việc lựa chọn kênh quảng bá tới thúc đẩy hành động mua hàng, đánh dấu bước dịch chuyển từ 4P sang 4C.
II. Marketing 4.0: Big Data
Một thách thức khác trong kỷ nguyên số đó là có rất nhiều điểm chạm (hay kênh) tiếp xúc với khách hàng. Và nếu không “vẽ” được chân dung của họ, bạn sẽ giống như người mù giữa biển truyền thông, phải phủ chiến dịch marketing trên mọi kênh như Facebook, Instagram, Pinterest, email,…, khiến chi phí marketing tăng cao trong khi hiệu quả thấp. Bạn cần giải quyết được bài toán sản phẩm nào phù hợp kênh nào, và thời điểm nào đưa thông điệp nào. Big Data sẽ giúp bạn theo chân khách hàng và vẽ được chân dung của họ để chọn hướng khai thác phù hợp nhất.
Big Data là thuật ngữ chỉ nguồn dữ liệu khổng lồ và phức tạp mà các hệ thống máy tính thông thường không có khả năng xử lý được. Bao gồm phân tích, thu thập, giám sát dữ liệu, tìm kiếm, chia sẻ, lưu trữ, truyền nhận, trực quan, truy vấn và tính riêng tư.
Sự khác biệt của nền tảng kỹ thuật số giúp doanh nghiệp luôn có thể nắm giữ mọi tài nguyên khách hàng, biết được họ đang ở giai đoạn nào của phễu và có phương thức tiếp cận phù hợp. Những khách hàng đã nhận diện được thương hiệu của bạn sẽ được lưu trữ và “tái sử dụng” cho lần sau.
Mặt khác, nếu không nắm được data khách hàng, doanh nghiệp có thể đưa ra những content hướng đến nhiều đối tượng khách hàng khác nhau. “Nếu chỉ có một content để sử dụng cho tất cả đối tượng, bạn sẽ đánh mất rất nhiều cơ hội. Ngược lại, nếu có được chân dung khách hàng, bạn sẽ đẩy được right content – right time – right people: nội dung đúng, tiếp cận vào thời gian hợp lý, hướng đến đúng đối tượng khách hàng.
Xu hướng ngày nay là chính bản thân doanh nghiệp cũng đang sở hữu Big Data của riêng mình: eBay sử dụng hai trung tâm dữ liệu để chứa những truy vấn, tìm kiếm, đề xuất cho khách hàng cũng như thông tin về hàng hóa của mình; Facebook quản lí hàng tỉ bức ảnh từ người dùng tải lên; YouTube hay Google thì phải lưu lại tất cả các lượt truy vấn và video của người dùng cùng nhiều loại thông tin khác có liên quan.
Các lợi ích chính mà Big Data mang lại: cắt giảm chi phí, giảm thời gian, tăng thời gian phát triển và tối ưu hóa sản phẩm, đồng thời hỗ trợ con người đưa ra những quyết định. Big Data cung cấp các dữ liệu mà bạn có thể phân tích được sở thích, thói quen của khách hàng từ đó gián tiếp giúp doanh nghiệp bán được nhiều hàng hóa hơn. Nguồn dữ liệu này có được là từ những hành động của khách hàng khi truy cập trang web của doanh nghiệp.
Ví dụ khi bạn mua sắm trên eBay, Amazon hoặc những trang tương tự, trang này sẽ đưa ra gợi ý cho bạn về những sản phẩm liên quan đến sản phẩm mà bạn đang chủ động tìm kiếm. Khi bạn tìm kiếm về giày chạy bộ, bạn được gợi ý trên màn hình của bạn là đồ chạy bộ, bình nước thể thao,…
III. Xu hướng marketing 4.0 trong thời đại số
Với sự phát triển của internet và công nghệ hiện giờ, con người kết nối với nhau rộng hơn và khái niệm “thế giới phẳng” trở nên rõ ràng hơn. Đồng nghĩa với việc người tiêu dùng trở nên quyền lực hơn và có nhiều sự lựa chọn hơn, do đó doanh nghiệp cần có sự thay đổi về tư duy bán hàng và tiếp thị sao cho phù hợp.
Trong cuốn sách “Marketing 4.0: Moving from Traditional to Digital”, “ông tổ” ngành marketing Philip Kotler có đề cập đến sự chuyển dịch từ Marketing 4P sang 4C. 4P trong truyền thống gồm có Product, Price, Promotion, Place. Trong Marketing 4C cũng có các yếu tố tương ứng như sau:
IV. Marketing 4.0 ứng dụng công nghệ VR (Vitual Reality – thực tế ảo)
Công nghệ VR cho phép người dùng miêu tả một môi trường được giả lập qua các ứng dụng phần mềm chuyên dụng, được hiển thị trên màn hình máy tính hoặc thông qua kính thực tại ảo nhằm đem lại những trải nghiệm thực tế nhất cho người xem như họ đang ở trong chính không gian đó.
Ví dụ trong lĩnh vực bất động sản, khách hàng thường bối rối khi không rõ về căn hộ mình sắp bỏ tiền ra mua, và ứng dụng công nghệ VR trong tiếp thị là giải pháp giúp việc chào bán sản phẩm trở nên hiệu quả hơn. Kết hợp công nghệ VR này với các thiết bị quét không gian 3D sẽ giúp bạn tái hiện một kh
Hãy truy cập và để lại thông tin cần tư vấn hỗ trợ. Chúng tôi sẽ gọi lại ngay cho Bạn