Khi Amazon được mở ra vào năm 1995, trang web chỉ bán duy nhất một loại hàng hóa, đó là sách. Trong vòng một tháng kể từ khi thành lập, công ty đã chuyển những cuốn sách đến hơn 40 quốc gia khác nhau. Kể từ đó, Amazon đã trở thành một trong những công ty thương mại điện tử lớn nhất thế giới, chiếm khoảng 44% tổng doanh số thương mại điện tử tại Hoa Kỳ trong năm 2017.
Khi bán hàng trên Amazon, doanh nghiệp có thể đưa sản phẩm của mình tiếp cận với toàn thế giới. Cùng ALI tìm hiểu cách bán hàng trên Amazon hiệu quả cho người mới bắt đầu.
Amazon không còn là khái niệm xa lạ với tín đồ mua sắm online. Với thế mạnh về chủng loại hàng hóa đa dạng, chất lượng hàng đầu đi cùng dịch vụ chăm sóc khách hàng tuyệt vời. Amazon đã trở thành website thương mại điện tử lớn nhất thế giới với hàng triệu người mua sắm mỗi ngày.
Quyết định đăng bán gì
Bạn có thể đăng bán sản phẩm trên 20 ngành hàng trên Amazon với tài khoản bán hàng thông thường và hơn 10 ngành hàng nữa với tài khoản bán hàng chuyên nghiệp.
Lựa chọn kế hoạch bán hàng
Amazon cung cấp cho bạn 2 lựa chọn kế hoạch bán hàng chuyên nghiệp (Professional) và kế hoạch bán hàng nhỏ lẻ (Individual). Với kế hoạch bán hàng chuyên nghiệp, bạn phải mất phí duy trì 40$ hàng tháng nhưng bạn có thể bán sản phẩm không giới hạn số lượng. Đối với kế hoạch bán hàng nhỏ lẻ, bạn không mất phí duy trì hàng tháng nhưng phải trả cho Amazon 1$ đối với mỗi sản phẩm bán được.
Bán hàng trên Amazon là khái niệm đã quá quen thuộc với các shop kinh doanh onnline. Amazon xây dựng website bán hàng thương mại điện tử hàng đầu thế giới hiện nay. Bán hàng trên Amazon, sản phẩm của bạn được tiếp cận tới hàng triệu người mua sắm mỗi ngày.
Amazon cung cấp cho bạn 2 lựa chọn bán hàng là Professional và Individual:
Hướng dẫn bán hàng trên Amazon từ Việt Nam
Bước 1: Truy cập vào Amazon.com
Truy cập vào trang Amazon, bạn kéo xuống cuối màn hình và click vào ô Sell on Amazon
Cách tạo tài khoản bán hàng trên Amazon
Bước 2: Nhấn vào “ Start Selling”
Tiếp tục nhấn vào ô Start Selling để bắt đầu các bước tiếp theo
Bước 3: Điền thông tin theo yêu cầu
Bạn cần khai báo các thông tin quan trọng trong mục Amazon Seller Centrer như Tên, Email, Password.
Bước 4: Tiếp tục điền thông tin vào mục bên dưới
Điền thông tin như hình ảnh bên dưới.
Lưu ý: Tên hiển thị ở display name nên thể hiện được sản phẩm bạn kinh doanh và mang tính thương hiệu riêng. Tuy nhiên, mục này có thể thay đổi được nên bạn cũng không cần phải khó lo lắng.
Tiếp tục điền thông tin theo yêu cầu của Amazon. Đây là những thông tin để xác nhận tài khoản nên bạn phải điền chính xác.
Sau khi điền đầy đủ thông tin, bạn nhấn vào nút Text me now để nhận mã xác nhận từ Amazon. Nhập mã pin vào ô như hình.
Sau đó click vào nút Next để sang bước tiếp theo.
Bước 5: Add thẻ visa
Tiếp tục điền thông các thông tin trên thẻ visa/ debit card. Để xác thực tài khoản, thẻ của bạn phải có ít nhất 1 triệu đồng. Nếu sử dụng professional Account thì hàng tháng Amazon sẽ tự động trừ phí vào tài khoản.
Bước 6: Điền thông tin thuế
Nhấn vào ô “Launch intreview Wizard”
Chọn “NO”- Vì chúng ta không phải người Mỹ
Chọn loại tài khoản bạn muốn dùng sau đó điền thông tin theo yêu cầu
Kiếm tiền trên Amazon
Tiếp tục bước ký báo thuế bằng chữ ký điện tử theo hướng dẫn của hệ thống.
Bước 7: Tạo sản phẩm và chọn phương thức thanh toán
Bước tiếp theo tạo list hàng và add thẻ PO (payoneer) để Amazon có thể trả tiền vào tài khoản cho bạn.
Tạo PO theo trình tự hướng dẫn trên Amazon.
Cách mở gian hàng trên Amazon
Đăng nhập vào tài khoản payoneer lấy các thông tin điền vào, sau đó nhấn vào nút submit là bạn có thể bắt đầu bán hàng trên Amazon.
Kinh nghiệm bán hàng trên Amazon
Amazon cung cấp chất lượng tuyệt vời về dịch vụ giao hàng, đó là lý do tại sao người tiêu dùng rất trung thành với công ty. Có thể hiểu là bạn chỉ cần bán, ship hàng “hãy để Amazon lo”. FBA là một dịch vụ được thiết kế để đáp ứng nhu cầu của bạn với tư cách là người bán, chẳng hạn như các mặt hàng vận chuyển được lưu trữ tại các trung tâm thực hiện và xử lý các vấn đề dịch vụ khách hàng. Các chuyên gia sử dụng FBA sẽ đảm bảo khách hàng của họ nhận được dịch vụ hiệu quả nhất có thể. Họ sẽ giúp bạn bảo quản và quản lý hàng hóa. Khi có đơn hàng Amazon sẽ tự động đóng gói và vận chuyển cho khách hàng.
Trước khi bắt đầu bán sản phẩm của mình, bạn sẽ muốn tập trung xây dựng thương hiệu của mình. Làm thế nào để thương hiệu của bạn nổi bật hơn so với các đối thủ.
Kelly Fedio, người sáng lập của One Savvy Life, cho biết trước tiên bạn nên xác định ngách bán hàng của bạn và các sản phẩm bạn muốn bán. Từ đó, phân tích sự cạnh tranh của bạn để xác định giá cả phù hợp. Bạn sẽ muốn tập trung vào việc cung cấp các sản phẩm chất lượng cao nhất cho người tiêu dùng của mình. Và đừng quên đặt chính sách trả lại tốt cho doanh nghiệp thương mại điện tử của bạn.
Nếu bạn muốn người tiêu dùng chọn bạn trên các thương hiệu khác, bạn sẽ cần đảm bảo đánh giá của bạn là tích cực. Nếu không, bạn sẽ cần phải xác nhận trực tiếp.
“Luôn đặt nhu cầu của khách hàng lên hàng đầu”, Fedio nói. “Trả lời nhanh chóng các yêu cầu của khách hàng, chủ động và phản hồi các đánh giá tiêu cực nhanh nhất có thể, và luôn làm tốt hơn để khiến khách hàng hài lòng”
Thiết lập tài khoản của bạn có thể dễ dàng tuy nhiên thu hút khách hàng tiềm năng đến trang lại không phải một vấn đề đơn giản. Tuy nhiên, Amazon giúp bạn thực hiện một phần công việc đó, mang lại lưu lượng truy cập và người mua đến danh sách của bạn.
“Để thành công trên Amazon, bạn chỉ cần biết cách tận dụng lợi thế của họ cho doanh nghiệp của riêng bạn”, cô nói. Điều này bao gồm việc sử dụng Quảng cáo sản phẩm được tài trợ của Amazon, Quảng cáo nội bộ Amazon và Thực hiện bởi Amazon.
Tìm kiếm nguồn hàng để bán trên Amazon không phải dễ dàng như bán hàng trong nước. Để đưa một lô hàng sang kho Amazon phải mất nhiều chi phí cũng như thời gian, chưa kể đến nếu như hàng không đạt chất lượng, khách hàng trả hàng thì người bán phải chịu thêm chi phí để chuyển hàng về kho trung gian. Để hạn chế điều này, seller phải lựa chọn được những kênh nhập hàng uy tín, đảm bảo chất lượng.
Hiện nay, kênh nhập hàng chủ yếu nhất của seller là website https://www.alibaba.com/ – đây là sàn giao dịch thương mại điện tử lớn nhất thế giới. Chỉ cần search tên sản phẩm thì có hàng ngàn kết quả các nhà phân phối, sản xuất trả về, Seller có thể nghiên cứu lựa chọn, so sánh giá, cũng như chất lượng sản phẩm để quyết định nên hợp tác với nhà sản xuất nào. Tuy đây là website bán hàng Trung Quốc nhưng tất cả giao dịch đều được thực hiện bằng tiếng Anh, tạo sự thuận tiện cho các seller để tìm hiểu, đàm phán giá. Nhiều người lo ngại rằng “hàng Tàu” thì chất lượng không đảm bảo, rằng giao dịch không an town,… Alibaba đã khắc phục được những hạn chế đó. Để có thể hoạt động được trên nền tảng Alibaba, các nhà sản xuất, phân phối đều phải đạt được các tiêu chuẩn chất lượng, kiểm duyệt trước khi được phép có các hoạt động kinh doanh trên sàn giao dịch trực tuyến. Để thanh toán hàng Alibaba, seller có thể sử dụng hệ thống thanh toán của nó, hoặc sử dụng bằng Paypal hoặc NDT chuyển tiền qua trung gian. Các hình thức này đều được bảo vệ an toàn, giảm thiểu rủi ro trong khi giao dịch cho người bán.
Một kênh giao dịch khác mà người bán có thể tham khảo nguồn hàng là https://www.1688.com/. Đây cũng là trang web của tập đoàn Alibaba. Tuy nhiên, đây là sàn giao dịch của nội địa Trung Quốc. Tất cả các thông tin đều được thể hiện bằng chữ Trung Quốc. Ưu điểm của 1688.com là nguồn hàng luôn sẵn có, giảm thiểu thời gian chuẩn bị hàng. Nếu seller có yêu cầu làm hàng private label thì bên nhà sản xuất chỉ cần in logo lên sản phẩm và xuất hàng đi. Cách thức thanh toán trên 1688.com cũng giống với Alibaba.com, nên các seller có thể giảm thiểu được rủi ro đáng kể. Tuy nhiên, do đặc tính là giao dịch nội địa nên tất cả giao dịch đều bằng tiếng Trung, gây hạn chế khi trao đổi, đàm phán với nhà sản xuất . Khác với Alibaba.com, các supplier có thể liên hệ với các nhà vận chuyển quốc tế để vận chuyển hàng cho seller từ Trung Quốc sang Mỹ, các supplier trên 1688.com chỉ vận chuyển hàng nội địa, và sau đấy, các seller phải tự liên hệ với các công ty vận chuyển để chuyển hàng qua Mỹ.
Ngoài ra, thị trường trong nước cũng là một kênh phân phối đáng để nghiên cứu. Nếu như seller tìm kiếm được những sản phẩm được sản xuất trong nước, thỏa mãn được yêu cầu của người tiêu dùng nước ngoài, thì đâu cũng là một cơ hội tốt để đưa thương hiệu trong nước ra thị trường thế giới. Đối với những nguồn hàng trong nước, seller có cơ hội được giảm sát các công đoạn sản xuất, điều chỉnh khi thấy những bất cập. Do đó, seller sẽ giảm thiểu được rủi ro cũng như thời gian và chi phí. Tuy nhiên, do các yêu cầu để nhập hàng vào các quốc gia như Mỹ và châu Âu còn nghiêm ngặt, seller cần phải lưu ý lựa chọn những công ty uy tín, tránh trường hợp hàng xuất sang nhưng không được thông quan, gây tổn thất nặng nề.
Với các kênh nhập hàng nào cũng đều có rất nhiều lựa chọn nhà phân phối. Tùy vào tiêu chí lựa chọn của các seller như thế nào, lợi nhuận kỳ vọng từ sản phẩm đấy là bao nhiêu, các seller sẽ tìm được supplier để hợp tác lâu dài. Bên cạnh đó, các kênh bán hàng kể trên cũng cung cấp cho các thông tin cơ bản về thông tin công ty, khả năng thương mại để seller có thể kiểm tra được tính xác thực về khả năng thương mại của công ty.
Hãy truy cập và để lại thông tin cần tư vấn hỗ trợ. Chúng tôi sẽ gọi lại ngay cho Bạn