II. Kinh nghiệm khi kinh doanh dịch vụ vệ sinh nhà cửa
1. Tham khảo bảng báo giá của các đối thủ
Trước khi lập bảng báo giá, bạn tham khảo mức chào giá tại các công ty cùng lĩnh vực nằm trong khu vực. Bạn còn phải xét đến chi phí thuê xe như gắn máy hay xe tải, loại nào sẽ tiện lợi trong suốt thời gian đến nhà khách hàng dọn dẹp.
Bạn lưu ý không đưa ra dịch vụ với mức phí quá thấp. Điều này đồng nghĩa rằng công việc bạn thực hiện dưới mức tiêu chuẩn và bạn có thể không có kinh nghiệm. Nhưng nếu đưa ra mức giá quá cao, bạn có thể mất khách hàng tiềm năng. Với khách hàng sử dụng dịch vụ từ 3 lần trở lên, bạn có thể giảm giá cho họ.
2. Thuê nhân viên
Để tuyển dụng nhân viên, bạn có thể tìm kiếm trên các trang tìm việc trực tuyến hay đến các trung tâm giới thiệu việc làm. Bạn phải nêu rõ điều kiện tuyển làm việc bán hay toàn thời gian và những ưu đãi cho ứng viên có kinh nghiệm. Bạn nên nghĩ đến việc chi lương cao hơn mức tối thiểu để giữ nhân viên giỏi. Trong ngành dịch vụ này, tình trạng nhảy việc của nhân viên khá cao, vì vậy bạn cần có chế độ phúc lợi, mức lương hợp lý để giữ họ làm việc lâu dài.
Hơn nữa, nhiều khách hàng không hề muốn những nhân viên đến dọn dẹp có quá khứ là tội phạm. Do vậy, bạn cần phải xem xét kỹ lý lịch hồ sơ ứng viên trước khi nhận họ vào làm chính thức.
3. Xác định phân khúc nhắm đến
Bạn muốn mở dịch vụ lau dọn tại căn hộ trong các tòa nhà chung cư sau khi người thuê chuyển đi hay vệ sinh nhà cửa cho các khu dân cư giàu có hoặc cung cấp dịch vụ này ở hộ gia đình trung lưu thường xuyên bận rộn.
Tiếp theo, bạn liệt kê những cách tạo khác biệt so với đối thủ cạnh tranh, ví dụ có thể đưa ra một số dịch vụ như làm sạch thảm, sử dụng sản phẩm thân thiện môi trường hoặc có kinh nghiệm lau sạch đồ dùng nội thất với tốc độ nhanh… Bạn cũng cần nhận diện thị trường và tìm hiểu thêm các công ty lau dọn khác trong cùng khu vực để biết đối thủ hiện đáp ứng nhu cầu khách hàng ở mức độ đến đâu.
4. Chiến lược tiếp thị, quảng cáo
Hiện nay, đa số khách hàng tìm kiếm dịch vụ trên website đầu tiên, như là cách để họ tham khảo. Bạn cần phải thiết kế website chuyên nghiệp chuẩn seo, trên trang web, bạn chỉ rõ các dịch vụ kèm bảng báo giá và đưa ra một số dẫn chứng, ý kiến phản hồi thực tế từ phía khách hàng.
Bên cạnh đó, bạn có thể in tờ rơi và gửi chúng đến tiệm hớt tóc, tiệm bánh, quán ăn… hay đặt ngay tận cửa nhà của đối tượng khách hàng mục tiêu. Bạn có thể gửi danh thiếp đến bạn bè và thành viên trong gia đình hoặc bất cứ ai.
5. Gầy dựng uy tín
Khách hàng tin tưởng công ty của bạn phần lớn là nhờ vào sự giới thiệu hay qua truyền miệng từ nhiều người xung quanh. Do vậy, chất lượng dịch vụ là một trong những yếu tố quan tâm hàng đầu. Ví dụ, sau khi lau dọn kết thúc, bạn nên kiểm tra tất cả phòng 2 lần nữa để bảo đảm không bỏ sót chi tiết nào.
Bạn cần tìm một trưởng nhóm quản đội ngũ lau dọn. Hãy kiểm tra thường xuyên tiến độ làm việc của nhân viên để bảo đảm chất lượng và tiêu chuẩn bạn đưa ra được duy trì.
6. Chọn nhà cung cấp tên tuổi
Bạn nên sử dụng sản phẩm của nhà cung cấp có uy tín nếu khách hàng là người có thu nhập cao bởi vì đây là một phần hình ảnh của công ty. Chẳng hạn, bạn dùng chất tự nhiên, không độc hại để bảo đảm an toàn sức khỏe cho người lớn, trẻ em, vật nuôi. Bạn có thể chọn mua sỉ trên trực tuyến để nhận được giảm giá.
7. Giữ chân khách hàng
Luôn tạo sự thân thiện, tác phong chuyên nghiệp khi có khách hàng tiềm năng gọi đến để tìm hiểu. Bạn nhớ rằng dù nhận được cuộc gọi của khách hàng, nhưng chưa hẳn họ cam kết sử dụng dịch vụ của bạn.
Bạn cần có kiến thức sử dụng máy tính văn phòng để có thể lưu dữ liệu, thông tin yêu cầu từ phía khách hàng nhằm tránh trường hợp bị lỡ cuộc hẹn với khách. Nếu công việc kinh doanh đi vào ổn định, có đủ nhân viên quán xuyến mọi việc, bạn có thể tập trung nhiều hơn cho việc dự đoán, thực hiện cuộc gọi để duy trì khách hàng, lên kế hoạch sắp tới… hoặc có thể nghĩ đến việc chuyển nhượng quyền kinh doanh nếu như bạn thành công trong lĩnh vực này.
III. Điều kiện để mở công ty dịch vụ vệ sinh nhà cửa
Bạn đang có kế hoạch thành lập công ty dịch vụ vệ sinh để kinh doanh. Bạn chưa nắm rõ các thủ tục. Nắm được những khó khăn chung của các bạn mới bước đầu ra khởi nghiệp, Sau đây Ali sẽ chia sẻ kinh nghiệm làm thủ tục mở công ty dịch vụ vệ sinh nhà cửa, công nghiệp, công trường xây dựng… giúp bạn tránh khỏi những rủi ro khi tiến hành thủ tục.
1. Vốn điều lệ đăng ký kinh doanh
Ngành nghề để thành lập công ty dịch vụ vệ sinh không thuộc nhóm ngành nghề yêu cầu vốn pháp định khi đăng ký kinh doanh nên khi đăng ký mở công ty dịch vụ vệ sinh không cần phải chứng minh vốn điều lệ và cũng không yêu cầu mức vốn nào cố định. Nên bạn có thể linh động lựa chọn 1 mức vốn nào đó để đăng ký kinh doanh.
Vốn điều lệ ảnh hưởng tới mức thuế môn bài doanh nghiệp phải đóng hàng năm như sau:
2. Ngành nghề đăng ký kinh doanh
Đối với lĩnh vực kinh doanh dịch vụ vệ sinh, khi đăng ký kinh doanh bạn có thể tham khảo các ngành nghề sau:
Ngoài các ngành nghề kinh doanh dịch vụ vệ sinh bạn cũng có thể đăng ký thêm các ngành nghề khác mà công ty dự kiến kinh doanh trong tương lai.
3. Địa chỉ trụ sở công ty
Trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc của doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).
Chung cư có chức năng để ở thì không được phép đặt địa chỉ trụ sở công ty để thực hiện chức năng kinh doanh ở đó, tuy nhiên ở một số trung tâm thương mại/chung cư thì chủ đầu tư có xin chức năng kinh doanh cho những khu xác định và cụ thể như lầu trệt, tầng 1, tầng 2… Còn đối với những địa chỉ khác có xác định địa chỉ rõ ràng thì các bạn hoàn toàn có thể đặt địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp để kinh doanh.
4. Lựa chọn loại hình công ty.
Ở Việt Nam hiện nay có các loại hình doanh nghiệp phổ biến sau: Công ty cổ phần; công ty TNHH 1 thành viên; Công ty TNHH 2 thành viên trở lên; Doanh nghiệp tư nhân.
Tùy và tình hình thực tế và nhu cầu kinh doanh để bạn lựa chọn laoij hình phù hợp cho doanh nghiệp của mình.
5. Đặt tên công ty.
• Tên tiếng việt
Tên tiếng việt của doanh nghiệp bao gồm 2 thành tố bao gồm loại hình doanh nghiệp và tên riêng.
VD: CÔNG TY TNHH A
Thì “ TNHH “ là loại hình, “ A” là tên riêng
• Tên tiếng nước ngoài
Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh. Khi dịch sang tiếng nước ngoài, tên riêng của doanh nghiệp có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài.
• Tên viết tắt
Tên viết tắt của doanh nghiệp được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên viết bằng tiếng nước ngoài.