Giải pháp marketing online
Giải pháp marketing online

Thực tế hiện nay, mỗi ngày có hàng trăm spa, thẩm mỹ viện mở ra trên khắp cả nước nhưng cũng có không ít các spa, thẩm mỹ viện đóng cửa hoặc chuyển hướng kinh doanh. Thực tế này rất đáng báo động bởi sự phát triển ồ ạt theo trào lưu tất yếu sẽ sớm phải dừng lại nếu không có sự đầu tư bài bản. Do đó, nắm bắt xu hướng làm đẹp, nắm vững các yếu tố xây dựng một spa thành công và ổn định luôn là yếu tố quan trọng hàng đầu trước khi quyết định kinh doanh vào lĩnh vực này.

I. Xu hướng phát triển spa 2022

Năm 2022 tiếp tục là năm bùng nổ của nghành làm đẹp, thẩm mỹ nhưng cũng dự báo là năm khắc nghiệt đối với chủ đầu tư trong ngành. Sự cạnh tranh và chạy đua khốc liệt để giữ vững thị phần và phát triển của spa, thẩm mỹ viện có tên tuổi cùng sự phát triển của nhân tố mới sẽ làm nên một thị trường đầy biến động.

Kinh doanh spa

Các yếu tố để xây dựng spa sẽ phải được tính đến cụ thể. Ngoài việc có lượng vốn đầu tư không nhỏ, người mở spa còn phải có kiến thức và hiểu biết sâu sắc về nghề kinh doanh spa cũng như về các dòng sản phẩm chăm sóc da và nghệ thuật chăm sóc khách hàng.

Trong đó nhất định những yếu tố cơ bản (cơ sở hạ tầng, trình độ chuyên môn, kỹ thuật đào tạo, sản phẩm trị liệu, ứng dụng công nghệ, Chiến lược marketing spa…) phải được spa, thẩm mỹ viện kết hợp nhuần nhuyễn trong thời đại 4.0. Đây chính là rào cản khiến cho nhiều người dù có vốn và mong muốn kinh doanh spa nhưng lại phải chùn bước. Những chủ đầu tư không nắm bắt hoặc không có sự đầu tư bài bản sẽ rất dễ phải bỏ buộc trong thị trường này.

II. Thị trường spa “vàng thau lẫn lộn”

Với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế, ngành spa và chăm sóc sức khỏe đã khẳng định sự trỗi dậy mạnh mẽ và tiếp tục đựợc dự đoán sẽ trở thành ngành kinh tế phát triển năng động, có tốc độ tăng trưởng cao, mang lại giá trị sức khỏe và vẻ đẹp cho khách hàng. Đặc biệt trong năm 2017-2018, kinh doanh spa là một trong những lĩnh vực phát triển “chóng mặt” so với nhiều ngành khác. Đây là một lĩnh vực kinh doanh tiềm năng đối với đất nước đang phát triển nhưng kinh doanh spa thành công thì không phải đơn giản và dễ dàng.

Thực tế hiện nay, mỗi ngày có hàng trăm spa, thẩm mỹ viện mở ra trên khắp cả nước nhưng cũng có không ít các spa, thẩm mỹ viện đóng cửa hoặc chuyển hướng kinh doanh.

Thực tế hiện nay, mỗi ngày có hàng trăm spa, thẩm mỹ viện mở ra trên khắp cả nước nhưng cũng có không ít các spa, thẩm mỹ viện đóng cửa hoặc chuyển hướng kinh doanh. Thực tế này rất đáng báo động bởi sự phát triển ồ ạt theo trào lưu tất yếu sẽ sớm phải dừng lại nếu không có sự đầu tư bài bản. Do đó, nắm bắt xu hướng làm đẹp, nắm vững các yếu tố xây dựng một spa thành công và ổn định luôn là yếu tố quan trọng hàng đầu trước khi quyết định kinh doanh vào lĩnh vực này.

III. Kinh doanh spa cần bao nhiêu vốn?

Dịch vụ Spa đang rất phát triển, nếu có ý định mở spa chăm sóc sắc đẹp nhưng chưa có kinh nghiệm trong tính toán số vốn hay chi phí thì cần cần phải học hỏi nhiều, sau đây là một vài gợi ý bạn có thể tham khảo thêm.

  • Số vốn để đầu tư kinh doanh Spa phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: địa điểm, quy mô, loại hình đầu tư,..mà người chủ muốn mở.
  • Thông thường để mở 1 spa mini cần số vốn khoảng từ 80 triệu 150 triệu đồng trở lên. Nếu spa nhỏ, bình dân hơn thì số vốn cần đầu tư sẽ ít hơn. Số vốn càng nhiều càng thuận lợi hơn cho việc kinh doanh spa.

mở spa làm đẹp

Liệt kê một số chi phí mà bạn phải bỏ ra để phục vụ cho quá trình mở Spa:

  • Lên kế hoạch mua hoặc thuê địa điểm mở Spa
  • Xât dựng cơ sở vật chất và bố trí các phòng trong spa
  • Phòng tiếp khách sử dụng để tư vấn khách hàng, ngồi chờ, thư giãn. Bao gồm quầy tiếp tân, tủ đựng tài liệu, bộ ghế sofa tiếp khách(tùy quy mô để chuẩn bị số lượng), tủ kính trưng bày mỹ phẩm, máy lạnh, các đồ trang trí khác…
  • Phòng dịch vụ bao gồm: giường gỗ, bộ khăn sử dụng, tủ thấp để đồ, rèm ngăn cách, kệ inox, máy lạnh, các đồ trang trí khác… Với phòng dịch vụ cơ bản.
  • Đầu tư trang thiết bị spa công nghệ cao phục vụ cho quá trình làm đẹp.
  • Đầu tư mạnh vào các loại mỹ phẩm spa chuyên dụng
  • Xây dựng website, tài liệu spa, menu dịch vụ, tờ rơi, marketing quảng cáo, namecard…
  • Thuê nhân viên, đào tạo kỹ thuật spa, quản lý spa…
  • Chi phí phải trả hàng tháng cho nhân viên, tiền điện nước, các loại khác…

1. Chi tiết cụ thể chi phí mở Spa nhỏ và mini

Số vốn cụ thể mà cá nhân hoặc tập thể phải chi trả để mở spa theo các tiêu chí, bạn có thể tham khảo.

Quy mô Spa

  • Nếu đơn giản, bạn muốn mở một spa nhỏ với các dịch vụ chăm sóc sắc đẹp đơn giản phục vụ khách hàng ở mức bình dân như: làm tóc, nail, da mặt, thư giãn, chăm sóc da toàn thân thì cần khoảng từ 3 -4 giường. Số tiền vốn bỏ ra: 100 triệu đồng.
  • Nếu bạn mở một spa lớn hơn, đáp ứng tất cả dịch vụ chăm sóc sắc đẹp chuyên sâu phục vụ cho mọi đối tượng khách hàng ở nhiều mức thu nhập khác nhau cầnkhoảng hơn 6 giường. Số vốn bỏ ra: 200 triệu đồng.
  • Còn nếu bạn muốn mở một Spa lớn, trung tâm làm đẹp nhắm mục tiêu khách hàng ở khúc thu nhập cao thì số vốn bỏ ra cũng tăng lên, cần đầu tư khoảng 6 -8 giường và có giường VIP. Số tiền đầu tư cho spa lớn: 500 triệu đồng.

Tìm hiểu bảng giá thiết bị spa, đầu tư máy móc thẩm mỹ

Để trang hoàn cho một spa, dù là spa lớn hay nhỏ thì chắc chắn phải đầu tư trang thiết bị, máy móc hiện đại phục vụ cho dịch vụ mà bạn đang thực hiện. Tùy vào dịch vụ của từng spa mà trang bị các loại máy khác nhau:

  • Đầu tư thiết bị cho spa nhỏ: chi phí để mua gói các thiết bị spa cơ bản, máy móc nhỏ dành cho spa nhỏ: khoảng 100 triệu đồng.
  • Chi phí bỏ ra để mua gói các thiết bị spa, máy móc thẩm mỹ cho trung tâm spa chuyên sâu phục vụ mọi đối tượng khách hàng: khoảng 300 triệu đồng.
  • Số vốn bỏ ra để đầu tư trang thiết bị spa cho spa VIP khoảng chừng 600 triệu đồng.

2. Chi phí mỹ phẩm dành cho spa nhỏ

  • Mỹ phẩm cho spa là không thể thiếu trong việc tính chi phí mở spa, bạn có thể lựa chọn các loại mỹ phẩm chuyên biệt hoặc các dòng cơ bản tùy bạn muốn.
  • Mức chi phí ban đầu để đầu tư vào khoảng tầm 40-50 triệu đồng.

3. Chi phí sinh hoạt cho spa mini tại nhà

Bạn cần tính toán khoảng chi phí cuối tháng cẩn thận, có thể kể đến như:

  • Chi phí điện nước
  • Chi phí trả cho nhân viên
  • Chi phí mặt bằng (bỏ qua nếu sử dụng nhà ở để kinh doanh)
  • Chi phí quảng cáo marketing,..
  • Khấu hao tài sản
  • Chi phí khác
  • Chi phí này da động từ 20 200 triệu tùy thuộc vào quy mô spa đang hoạt động. Spa nhỏ thì tầm khoảng 20-30 triệu/tháng.

4. Thiết kế website cơ bản & Quảng cáo Spa

  • Thời đại internet lên ngôi, bạn không thể cạnh tranh với các đối thủ khác nếu không có website spa cho riêng mình. Với 40 triệu người Việt đang online mua sắm và tìm kiếm thông tin mỗi ngày thì vấn đề hiện diện online càng trở nên quan trọng và cấp bách.
  • Chi phí để thiết kế web spa không quá lớn. Chỉ khoảng tính ra chỉ khoảng 300 trăm/tháng. Tính ra một năm bạn chỉ cần bỏ khoảng hơn 3 triệu là có một website chuyên nghiệp.

ALI khuyên bạn rằng một khi đã quyết định đầu tư kinh doanh spa thì bạn phải mạnh dạn đầu tư tìm một vị trí thật đẹp và có diện tích phù hợp với quy mô kinh doanh của mình.

Trên đây là những thông tin cho bạn biết được muốn mở spa cần bao nhiêu tiền và những chi phí mà bạn cần phải chi để duy trì hoạt động của nó. Nếu bạn đam mê lĩnh vực spa và làm đẹp, không quan trọng việc bạn có được nhiều hay ít tiền có thể lựa chọn những mô hình spa lớn, nhỏ, mini, hoặc tại nhà với những mức chi phí hoạt động nhiều ít khác nhau.

III. Những sai lầm nên tranh khi kinh doanh spa

1. Không nắm bắt được nhu cầu thị trường

Theo nghiên cứu thì phần lớn những chủ đầu tư kinh doanh spa đều là những người “tay ngang”. Họ là kỹ thuật viên spa không hiểu biết về kinh doanh. Họ là doanh nhân không am hiểu về ngành spa.

Chính vì sự “khiếm khuyết” về kiến thức, kinh nghiệm thực tế đó mà phần lớn chủ đầu tư thường mắc sai lầm nghiêm trọng này. Họ không xác định được thị trường đang thiếu cái gì, khách hàng cần gì, nên kinh doanh theo hướng nào…

kinh doanh spa

Việc không nghiên cứu kỹ lượng các yếu tố trên sẽ dẫn đến sự đầu tư dàn trải, lãng phí, không hiệu quả, không đáp ứng được nhu cầu của thị trường… Chính vì vậy trước khi đầu tư kinh doanh spa bạn phải có kế hoạch nghiên cứu thị trường kỹ lưỡng bao gồm các yếu tố như xu hướng thị trường, đối tượng khách hàng, địa điểm kinh doanh, mô hình spa theo đuổi…

2. Xem nhẹ yếu tố con người

Rất nhiều chủ spa xuất phát từ kỹ thuật viên có tay nghề chuyên môn nên luôn muốn tự mình làm tất cả mọi việc. Và họ không chú trọng đến việc tuyển chọn nhân viên. Nhưng khi khối lượng khách hàng tăng lên, áp lực từ khối lượng công việc quá nhiều thì đây chính là nguyên nhân khiến công việc kinh doanh thất bại.

Bởi vậy ngay từ ban đầu yếu tố con người - hệ thống nhân viên gồm những người trực tiếp tiếp xúc, phục vụ khách hàng cần được tính toán kỹ lưỡng. Số lượng nhân viên mỗi spa cần tùy vào quy mô, menu dịch vụ. Ví dụ như: chuyên viên chăm sóc da, chuyên viên massage body, chuyên viên massage foot… Ngoài ra cần có quản lý spa, lễ tân có khả năng tư vấn trị liệu, bán hàng…

Để sở hữu những nhân viên chất lượng, chủ đầu tư cần lên phương áp tuyển chọn nhân sự kỹ càng. Thường xuyên tổ chức các chương trình đào tạo, nâng cao tay nghề, thái độ phục vụ của nhân viên. Đặc biệt, khi tuyển dụng nên chú trọng đến yếu tố tính cách con người hơn là kỹ năng làm việc. Bởi dạy kỹ thuật thì dễ nhưng thay đổi tính cách thì rất khó.

Đặc biệt với những spa có quy mô lớn, hoặc với chủ đầu tư không có thời gian, kinh nghiệm quản lý thì việc tuyển chọn quản lý spa là yếu tố vô cùng quan trọng. Đây chính là người sẽ trực tiếp điều hành hoạt động, quản lý nhân viên trong spa.

3. Lựa chọn đơn vị setup thiết kế xây dựng spa không uy tín

Khi mở spa, chủ đầu tư luôn muốn có được một spa đẹp, sang trọng để thu hút khách hàng. Nhưng thực tế điều quan trọng nhất khi thiết kế, xây dựng một spa đó là phải đảm bảo công năng sử dụng, đúng mô hình spa theo đuổi, và có có được một phong cách riêng.

Có rất nhiều trường hợp spa phải phá bỏ ngay sau khi xây dựng hay bất tiện khi hoạt động vì không đáp ứng được yêu cầu công năng. Chính vì thế, các chủ đầu tư cần lựa chọn kỹ càng đơn vị setup - thiết kế - thi công spa giàu kinh nghiệm, có kiến thức chuyên môn sâu rộng để tạo nên một spa hoàn chỉnh.

4. Không đào tạo nhân sự về tư vấn, marketing

Hạn chế đào tạo nhân sự về tư vấn bán hàng, tư duy marketing là một trong những sai lầm thường thấy nữa của chủ spa. Họ thường chỉ chú trọng về đào tạo kỹ thuật, chuyên môn mà bỏ qua yếu tố về kỹ năng giao tiếp, tư vấn, chăm sóc khách hàng…

Không chỉ lễ tân, nhân viên tư vấn mà cả các kỹ thuật viên, nhân viên hành chính… đều phải là những “maketer” để đẩy cảm xúc của khách hàng lên cao nhất.

5. Sai lầm trong marketing

Marketing là một yếu tố cực kỳ quan trọng trong kinh doanh hiện đại. Nhưng thực tế thì không nhiều chủ spa chú trọng đều điều này. Họ thường chỉ làm theo cách “ăn xổi ở thì” chạy một vài bài quảng cáo để “câu khách” sau đó thì im hơi lặng tiếng. Nhưng đây chỉ là một bước nhỏ trong chiến dịch marketing lâu dài. Nó không thể giúp spa phát triển bền vững, làm khách hàng quay lại, chịu bỏ tiền…

Một sai lầm nữa của chủ spa là họ thường chỉ thuê một nhân viên marketing để làm mọi việc. Tốt nhất nếu không đủ tiềm lực để có đội ngũ riêng cho mình thì chủ spa nên chọn cách thuê dịch vụ marketing chuyên nghiệp bên ngoài. Những đơn vị này sẽ giúp bạn đưa ra kế hoạch, thực hiện chúng một cách chỉn chu và có đo lường hiệu quả cụ thể.

Trên đây chính là những sai lầm mà bạn nên tránh khi kinh doanh spa. Hy vọng sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức và kinh nghiệm để thành công. Hiện tại chúng tôi đang có chương trình khuyến mãi thiết kế web spa được thiết kế logo spa miễn phí + tên miền + hosting + hướng dẫn quảng cáo marketing online miễn phí. Hãy liên hệ chúng tôi để biết thêm chi tiết.

Kinh doanh spa làm đẹp thẩm mỹ viện 2022 ý tưởng kinh doanh spa hiệu quả. Thực tế hiện nay, mỗi ngày có hàng trăm spa, thẩm mỹ viện mở ra trên khắp cả nước nhưng cũng có không ít các spa.
4.65 sao của 1866 đánh giá
Kinh doanh spa
Kinh doanh spa
Kinh doanh online Tư vấn miễn phí 093.784.1299 243 Huỳnh Văn Bánh, F.12, Q.Phú Nhuận, TP.HCM